Phát triển các sản phẩm từ cây sâm báo của Công ty Cổ phần dược liệu Triệu Sơn

Sâm Báo có tên khoa học là Abelmoschus Sagittifolius (Kurz) Merr, họ Bông Malvaceae. Là giống cây sâm trên núi Báo, có nguồn gốc thuộc làng Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa chừng khoảng hơn 1.000 năm trước. Đây là loài cây hoang dã, bản địa của Việt Nam, phân bố chủ yếu tại Thanh Hóa và rải rác ở một số tỉnh thành như Quảng Bình, Phú Yên, Bình Định… Theo sử sách ghi lại, cây Sâm Báo là nguyên liệu quý hiếm, chế ra những bài thuốc, thức ăn tăng cường sức khỏe, dùng để tiến vua và các quan lại trong vương triều nhà Hồ, nhà Lê – chúa Trịnh, thậm chí Sâm Báo còn được sử dụng trong khởi nghĩa Hùng Lĩnh trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ 19… Các triều đại phong kiến xưa đã tôn vinh Sâm Báo là: “Đại Việt đệ nhất danh sâm”. Trải qua nhiều thế kỷ với nhiều biến động lịch sử những tưởng, Sâm Báo dần mai một, thất truyền nhưng rồi Sâm Báo đã chứng tỏ sức sống tiềm tàng của nó khi vẫn sinh tồn, giữ được đặc tính quý hiếm của một loài sâm quý. Và hiện tại, cây Sâm Báo đã được Công ty Cổ phần Dược liệu Triệu Sơn (trực thuộc Triso Group) khôi phục và phát triển mạnh mẽ tại vùng đất Vĩnh Lộc và một số địa phương khác ở Thanh Hóa.

Đồi sâm báo trên đất Vĩnh Lộc.

Doanh nhân Văn hóa Trần Đức Minh (Chủ tịch Triso Group) – một người con Thanh Hoá luôn đau đáu về việc khôi phục, gìn giữ và phát triển loài Sâm Báo quý hiếm trên mảnh đất quê hương để tạo ra những sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ cây Sâm Báo, nhằm giới thiệu và phục vụ người tiêu dùng trong và ngoài nước. Từ năm 2017 ông Trần Đức Minh đã nghiên cứu, thử nghiệm, chăm sóc, nhân giống và phát triển cây Sâm Báo. Ông dành nhiều công sức để tìm kiếm những cây sâm thuần chủng trên núi Báo. Cùng với việc tìm kiếm giống sâm này, ông Minh còn phối hợp với Viện Dược liệu Trung ương và bà con nông dân trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc để thực hiện quá trình nhân giống, nghiên cứu mẫu đất, mẫu nước… nơi cây sâm quý sinh sống trên núi Báo để nắm bắt được đặc tính sinh trưởng của cây để gieo trồng Sâm Báo trên diện rộng tạo ra lượng sản phẩm hàng hoá lớn. Sau nhiều lần gieo trồng thử nghiệm và không ít lần thất bại, ông Minh và các cộng sự đã tích lũy được kinh nghiệm quý báu để tạo ra quy trình trồng Sâm Báo khoa học từ khâu làm giống lấy hạt, bảo quản, xử lý hạt, trị bệnh và triển khai trồng đồng loạt Sâm Báo trên đất Vĩnh Lộc. Và tiến tới mở rộng diện tích tại các địa phương khác có điều kiện tự nhiên thích hợp. Tính đến năm 2022, Công ty CP dược liệu Triệu Sơn đã phát triển được hơn 80ha diện tích trồng sâm báo tại 8 huyện như Nông Cống, Thạch Thành, Cẩm Thuỷ, Bá Thước, … và củ sâm khi thu hoạch được Công ty cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho các hộ nông dân tham gia sản xuất. So với những cây trồng khác, trồng cây sâm báo rất khó, Cây Sâm Báo ưa đất nhiều mùn, tơi xốp, có lớp đất mặt sâu, thoát nước, nhiều ánh sáng phải lên luống theo hướng dốc, tránh gây ngập úng sau mưa lớn, bảo đảm thoát nước tốt trong mùa mưa và có mật độ trồng phù hợp. Do đó, việc triển khai thực hiện mở rộng diện tích cây sâm báo theo hướng tập trung quy mô lớn, liên kết sản xuất không chỉ khuyến khích, phát huy giá trị của loại cây trồng bản địa mà còn thúc đẩy người dân nắm bắt áp dụng kỹ thuật đúng vào gieo trồng, chăm sóc, chế biến dược liệu theo hướng hướng hữu cơ nhưng vẫn đảm bảo sản lượng để sản xuất theo hướng hàng hóa. Do nhu cầu của thị trường về cây sâm báo lớn nên giá trị kinh tế mang lại khá cao, có thể đạt 50 triệu đồng/sào/năm. Nhờ những thành quả nghiên cứu của Công ty trong việc bảo tồn và phát triển giống sâm quý hiếm ngày 22/10/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký quyết định phê duyệt Dự án: “Phát triển cây Sâm Báo ở xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc giao cho Công ty Cổ phần Dược liệu Triệu Sơn (Trực thuộc Tập đoàn Triso)”. Dự án này có vai trò quan trọng không chỉ về mặt kinh tế mà còn mang giá trị to lớn về mặt văn hoá-xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và du lịch tại địa phương cũng như toàn tỉnh Thanh Hóa.

Các sản phẩm từ cây sâm báo của Công ty CP dược liệu Triệu Sơn.

Hiện Công ty mở rộng diện tích cây sâm báo theo hướng tập trung, quy mô lớn, liên kết đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị và định hướng phát triển đa dạng các dòng sản phẩm từ Sâm Báo như: Đồ uống (nước tăng lực Sâm Báo, nước uống bổ dưỡng, rượu Sâm Báo, trà, cafe Sâm Báo); Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (viên nang), Sản phẩm Ancan Fucoidan, Mỹ phẩm (dưỡng thể, mặt nạ, kem bôi, dưỡng da, sữa tắm, nước hoa)… hỗ trợ chữa bệnh dạ dày và cùng với đó là kế hoạch phát triển mạnh mẽ thương hiệu của Công ty được đội ngũ lãnh đạo và nhân viên vạch ra chiến lược cụ thể trong đó có định hướng cho người tiêu dùng nhận biết về sản phẩm mới thông qua mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc để người dùng tiện tra cứu sản phẩm, tạo lòng tin tăng độ uy tín của sản phẩm cũng như hình thức bắt mắt, sản phẩm đa dạng chủng loại phù hợp với nhiều độ tuổi, từng khẩu vị người dùng. Đồng thời hệ thống các cửa hàng đại diện, trưng bày và bán sản phẩm từ sâm báo trong và ngoài tỉnh cũng như sản phẩm được phân phối tại các hệ thống nhà thuốc trên toàn quốc giúp giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng được nhanh và uy tín nhất có thể. Đem lại lợi nhuận cho Công ty trong năm 2021 là hơn 3,5tỷ đồng giúp cho Công ty CP dược liệu Triệu Sơn  nâng cao vị thế cạnh tranh, giá trị sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Để Sâm Báo là thức quà mang đậm hồn cốt của xứ Thanh và đất Việt mỗi khi du khách nhắc đến, bên cạnh đặc sản nem chua, bánh gai, chè lam… theo định hướng phát triển, Sâm Báo là sản vật quốc gia được du khách trong nước và quốc tế tin dùng.

Phương Thúy