DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG MỘT SỐ LOẠI NÔNG SẢN CHỦ LỰC TRONG TỈNH VÀ CẢ NƯỚC QUÝ II/2022

      I. TÌNH HÌNH CHUNG THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

  1. Thị trường quốc tế:

          Với tính hình dịch bệnh Covid – 19 trên toàn thế giới đang được kiểm soát tốt, hàng loạt các nước có nền nông nghiệp phát triển với quy mô lớn như: Mỹ, Brazil, Úc… đang bắt đầu quay trở lại sản xuất khi nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng nông sản trên thế giới đang tăng. Mặt khác, do ảnh hưởng bởi xung đột Nga – Ukraine khiến giá xăng dầu tăng cao khiến các chi phí đầu vào như: phân bón, giống, vận tải… tăng nhanh. Khi nhu cầu tăng, chi phí sản xuất cũng tăng dẫn đến giá cả các mặt hàng nông, lâm, thủy sản trên thế giới đều có xu hướng tăng nhanh, tăng cao và chưa có dấu hiệu dừng lại. Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, xung đột giữa Nga – Ukraine kèm theo các biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh mẽ của phương Tây đối với Nga đã gây ra tác động toàn diện và sâu sắc đến nền kinh tế thế giới, đặc biệt là các rủi ro về thanh toán quốc tế, đứt gãy chuỗi cung ứng cho các hoạt động xuất nhập khẩu. Điều đáng lo ngại là các hãng tàu lớn đã tuyên bố không vận chuyển đi và đến Nga, khiến chi phí vận chuyển tăng. Việt Nam cũng nhập khẩu từ Nga và Ukraine nhiều nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp trong nước như lúa mì (trong điều kiện bình thường có thể đến 1 triệu tấn, chiếm khoảng 20% tổng nhập khẩu lúa mì), ngô (3% tổng nhập khẩu ngô) làm thức ăn chăn nuôi; phân bón (10% tổng nhập khẩu phân bón). Ukraine và Nga là hai nước xuất khẩu ngũ cốc lớn của thế giới, chiếm 1/3 lượng xuất khẩu toàn cầu. Vì vậy, cuộc xung đột đã đẩy giá lương thực tăng vọt ở nhiều nơi trên thế giới. Khả năng gián đoạn hoạt động nông nghiệp tại hai nhà xuất khẩu hàng hóa thiết yếu này có thể khiến tình trạng mất an ninh lương thực leo thang trầm trọng trên toàn cầu khi giá lương thực và đầu vào đã tăng cao và dễ bị tổn thương.

          2.Thị trường trong nước:

          Tại thị trường trong nước, đại dịch Covid – 19 đã được kiểm soát đồng bộ bằng sự quyết tâm của Chính phủ, sự vào cuộc của các cấp, các nghành, địa phương và toàn thể nhân dân. Để thích ứng với điều kiện mới trong tình hình dịch bệnh hiện nay, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm kích thích hướng nền kinh tế vào sản xuất. Như vậy, nền nông nghiệp của nước ta đang trong giai đoạn tái khởi động lại sau thời kỳ hậu Covid – 19, chính vì vậy cần rất nhiều nguyên liệu để sản xuất như: phân bón, giống, vật tư nông nghiệp, logicstic,…. Tuy nhiên, do ảnh hưởng không nhỏ từ cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine khiến giá cả các chi phí sản xuất nông nghiệp tăng nhanh. Tính từ năm 2021 đến nay, giá phân bón sản xuất trong nước và giá phân bón nhập khẩu đã tăng khoảng 60 – 80% (Nga là nhà sản xuất phân bón hàng đầu thế giới). Giá thức ăn chăn nuôi cũng tăng nhanh, trong khi giá các sản phẩm đầu ra bấp bênh tạo thêm khó khăn chồng chất cho người nông dân. Sự đứt gãy trong cung ứng các thành phần của phân bón khiến giá bán các hàng hóa nông nghiệp không ngừng tăng cao.

     II. DIỄN BIẾN VÀ DỰ BÁO GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG TRONG TỈNH

  1. Các sản phẩm từ cây có hạt: lúa, gạo, ngô…

          Nhu cầu tiêu dùng các loại gạo ở cả trong và ngoài nước trong quý II/2022 tương đối lớn, nhất là khi các hoạt động sản xuất kinh tế bắt đầu trở lại sau thời gian dài giãn cách xã hội vì dịch Covid 19. Tại thị trường lúa gạo Thanh Hóa, giá lúa gạo có xu hướng tăng nhẹ do giá xăng dầu tăng cao dẫn đến chi phí đầu vào sản xuất tăng cao, nhưng nhìn chung vẫn ổn định do Thanh Hóa là tỉnh có diện tích trồng lúa lớn nên nguồn cung không khan hiếm. Thương hiệu sản phẩm gạo Ngọc Phố, nếp cái hoa vàng Quý Hương của công ty CP Thương mại Sao Khuê đang rất được người dân trong và ngoài tỉnh tin tưởng sử dụng. Đây là 2 sản phẩm gạo chủ lực của công ty được đánh giá cao về chất lượng, được chứng nhận là sản phẩm OCOP của tỉnh và đã tham dự nhiều các cuộc triển lãm, hội chợ trong và ngoài nước, rất có tiềm năng có thể xuất khẩu sang môt số thị trường nước ngoài như: Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước Châu Âu…

Khi các hoạt động sản xuất trở lại, nhất là công cuộc tái đàn nghành chăn nuôi của tỉnh và cả nước bắt đầu phục hồi mạnh mẽ, việc đứt gãy nguồn cung nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đã khiến giá nhập ngô nguyện liệu làm TACN tăng cao. Mặt khác, dự báo nhu cầu tiêu thụ ngô nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi trong cả nước bắt đầu tăng mạnh khiến giá ngô nguyên liệu có thể tăng cao trong thời gian sắp tới. Chi phí sản xuất tăng như: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí vận tải tăng, dự báo các mặt hàng lúa, gạo, ngô trong tỉnh sẽ tăng nhẹ trong thời gian tới.

  1. Sản phẩm rau quả:

          Tính đến tháng 5/2022, hoạt động trồng trọt trong tỉnh diễn ra trong điều kiện thuận lợi so với cùng kỳ năm trước, giá rau quả đa phần vẫn giữ nguyên và tăng nhẹ một số loại rau quả trái vụ. Nhu cầu tiêu thụ rau củ quả trong tỉnh có xu hướng tăng nhẹ, dự báo giá các sản phẩm rau quả trong trong thời gian tới vẫn giữ ổn định hoặc có thể tăng nhẹ nếu giá xăng dầu vẫn tiếp tục tăng ở mức rất cao (trên 30.000 đồng/lít). Nhìn chung, tình trạng khan hiếm thực phẩm không xảy ra, vì vậy giá cả các mặt hàng rau quả trên địa bàn tỉnh không có nhiều biến động.

  1. Sản phẩm chăn nuôi và nuôi trồng thủy hải sản:

Thị trường trong tỉnh ghi nhận biến động giá các mặt hàng thịt bò, thịt gia cầm, trứng gia cầm tăng nhẹ do giá chi phí sản xuất, vận tải tăng cao, giá lợn hơi trong tỉnh tăng nhẹ nhưng vẫn duy trì ở mức thấp do nghành nông nghiệp đã đẩy mạnh công tác tái đàn nên nguồn cung thịt lợn đã ổn định. Vào những ngày đầu tháng 5/2022 giá lợn hơi tại trại dao động từ 56.000 – 57.000 đồng/kg, thịt lợn bán lẻ tại chợ có giá 125.000 đồng/kg ba chỉ rút xương, 120.000 đồng/kg thịt nạc vai và thịt nạc mông, 120.000 đồng/kg thịt thăn. Giá cả sản phẩm thịt và trứng gia cầm có xu hướng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái do nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi tăng cao khiến giá thành sản phẩm cũng đội lên không nhỏ. Dự báo giá thịt lợn hơi sẽ vẫn giữ ở mức thấp và giá có thể sẽ tăng nhẹ lên mức 58.000 – 59.000 đồng/kg trong quý III/2022. Ngoài ra, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao nhưng giá lợn hơi vẫn duy trì ở mức thấp khiến các hộ chăn nuôi có tâm lý e ngại. Dự báo, tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trong tỉnh sẽ giảm do chi phí đầu vào cho sản xuất đang tăng cao.

Giá cả các mặt hàng thủy hải sản trong tỉnh như: ngao, tôm, mực, cá nước mặn,… biến động mạnh, tăng dần vào những ngày cuối tháng 6 do nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này tăng cao, nguồn cung tại các khu vực Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa và các khu du lịch biển trong tỉnh tăng cao do lượng khách trong và ngoài tỉnh đổ dồn về. Dự báo giá cả các mặt hàng thủy hải sản tăng cao nhất trong cuối quý II và đầu quý III/2022, vì vậy sẽ kích thích các hộ, trang trại, DN mở rộng quy mô sản xuất.

 

BẢNG THAM KHẢO GIÁ CÁC SẢN PHẨM NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

TÍNH ĐẾN NGÀY 25/6/2022

                                                                                            (ĐVT: 1000 VNĐ)

 

SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP

ĐVT GIÁ THÁNG 4 GIÁ THÁNG 5 GIÁ THÁNG 6 GIÁ TB CẢ TỈNH GIÁ TB CẢ NƯỚC
I Sản phẩm thủy, hải sản
1 Ngao Kg (bán lẻ) 22 20 20 20.67 22
2 Cua bể Kg (bán lẻ) 370 390 400 386.67 385.5
3 Cá Rô Phi Kg (bán lẻ) 35 35 36 35.33 33.5
4 Cá Thu tươi Kg (bán lẻ) 200 215 220 211.67 215
5 Ghẹ đỏ Kg (bán lẻ) 400 410 450 420.00 455
6 Cá chép Kg (bán lẻ) 60 62 62 61.33 60.5
7 Mực trứng Kg (bán lẻ) 210 220 225 218.33 222.8
8 Tôm Sú Kg (bán lẻ) 225 230 250 235.00 235.4
II Sản phẩm chăn nuôi          
1 Gà ta Kg (bán lẻ) 110 115 120 115.00 115
2 Gà công nghiệp sống đã làm sẵn Kg (bán lẻ) 70 75 75 73.33  

73.5

3 Vịt sống Kg (bán lẻ) 65 70 70 68.33 68.9
4 Thịt bò Kg (bán lẻ) 250 255 255 253.33 255.5
5 Thịt lợn hơi Kg 56 57 57 56.67 55
6 Trứng gà ta Quả 3 3.3 3.3 3.20 3.3
7 Trứng gà công nghiệp Quả 3 3 3.2 3.07 3.1
8 Trứng vịt thường Quả 3 3 3 3.00 2.9
III Sản phẩm trồng trọt
  Sản phẩm cây có hạt
1 Gạo Si Kg (bán lẻ) 14 14 15 14.33 14.5
2 Gạo Quy Năm Kg (bán lẻ) 13 13 14 13.33 13.5
3 Gạo Tám Thơm Kg (bán lẻ) 18 18 20 18.67 18.5
4 Gạo Khang Dân Kg (bán lẻ) 11 12 12 11.67 11.2
5 Gạo Bắc Thơm Kg (bán lẻ) 17 17 18 17.33 17.1
6 Gạo nếp cái hoa vàng Kg (bán lẻ) 35 35 36 35.33 34.6
7 Ngô nếp Chục 40 41 41 40.67 40
8 Ngô ngọt Chục 36 35 36 35.67 34.5
9 Khoai lang vàng Kg (bán lẻ) 30 30 32 30.67 28.5
10 Đậu tương Kg (bán lẻ) 25 25 26 25.33 25
11 Đậu đen Kg (bán lẻ) 40 42 42 41.33 40
12 Lạc Kg (bán lẻ) 55 55 57 55.67 55.5
  Sản phẩm cây ăn quả
1 Cam Sành Kg (bán lẻ) 40 40 42 40.67 40.5
2 Dưa hấu Kg (bán lẻ) 15 13 10 12.67 11.7
3 Ổi Kg (bán lẻ) 20 20 20 20.00 17.5
4 Xoài Kg (bán lẻ) 23 23 25 23.67 22.5
5 Dứa gai Kg (bán lẻ) 12 15 15 14.00 15.5
6 Thanh long Kg (bán lẻ) 30 25 25 26.67 25.3
7 Kg (bán lẻ) 35 35 30 33.33 34.9
  Sản phẩm rau, củ đậu các loại
1 Hành khô Kg (bán lẻ) 40 40 40 40.00 38.9
2 Tỏi Kg (bán lẻ) 36 37 38 37.00 36.2
3 Gừng Kg (bán lẻ) 45 45 47 45.67 46.1
4 Nghệ Kg (bán lẻ) 25 25 25 25.00 25.5
5 Xả Kg (bán lẻ) 22 20 22 21.33 20.8
6 Dưa chuột Kg (bán lẻ) 15 15 20 16.67 16
7 Cà chua Kg (bán lẻ) 18 18 20 18.67 18.2
8 Hành tây Kg (bán lẻ) 31 31 32 31.33 30
9 Khoai tây Kg (bán lẻ) 23 23 23 23.00 22.2
10 Bắp cải Kg (bán lẻ) 16 20 20 18.67 19
Sản phẩm tre, luồng, vầu
1 Luồng 5m (d = 8 – 10 cm) Cây (bán lẻ) 16.5 17 17 16.83 17.65
2 Vầu 5m (d = 8 – 10 cm) Cây (bán lẻ) 40 42 42 41.33 42.22
Gỗ và các sản phẩm từ gỗ
1 Gỗ keo non M3 (bán buôn) 499 500 500 499.67 503.78
2 Gỗ keo trung bình M3 (bán buôn) 1150 1150 1160 1153.33 1189.35
3 Gỗ keo già M3 (bán buôn) 4500 4500 4650 4550.00 5118.45

 Mạnh Tùng