Nấm ngân nhĩ Ngọc Việt

Nấm ngân nhĩ Ngọc Việt

(Sản phẩm OCOP 3 sao tỉnh Thanh Hoá)

Thôn Trịnh Lộc, xã Yên Phú là vùng trung du của xứ Thanh, vùng đất xưa kia là rừng, có nhiều cây lim xanh. Những gốc lim chìm dưới đất hàng năm đến tháng 3 âm lịch mọc lại lên hai loại nấm: một là loại nấm màu đỏ (nấm linh chi) và một loại nấm màu trắng (ngân nhĩ) được nhân dân hái lượm cung tiến cho vua. Thời xưa, ngân nhĩ rất quý vì hiếm và chỉ có vua chúa trong cung hoặc các gia đình quyền quý mới đủ khả năng sử dụng. Ngày nay, ngân nhĩ được người nông dân ở một số địa phương trồng nên loại thực phẩm “bất lão trường sinh” này trở nên phổ biến hơn trong mỗi bữa ăn của người dân. Với các đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng và khí hậu của quê hương rất thuận lợi cho việc trồng nấm ngân nhĩ. Mô hình trồng nấm của gia đình ông Trịnh Quang Ngọc đã trồng được khoảng 10 loại nấm khác nhau. Trong đó, có nấm ngân nhĩ – một loại thuộc họ mộc nhĩ còn gọi là mộc nhĩ trắng, bạch mộc nhĩ, bạch nhĩ tử, nấm bạc (có tên khoa học là Tremella fucciformis Berk).

Được biết, cơ sở sản xuất nấm của gia đình ông Ngọc hiện có khoảng 400 m2 nhà xưởng sản xuất nấm ngân nhĩ, 600m2 nhà xưởng sản xuất nấm linh chi và hơn 2.000 m2 sản xuất các loại nấm sò, mộc nhĩ… Để mở rộng sản xuất, khẳng định chỗ đứng trên thị trường, gia đình ông Trịnh Quang Ngọc đã thành lập Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Nấm Ngọc Việt. Đồng thời, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm tuyệt đối an toàn vệ sinh thực phẩm và sản xuất theo chu trình OCOP. Hiện nay, sản phẩm “ Nấm Ngân Nhĩ Ngọc Việt” và “ Trà Linh chi túi lọc Ngọc Việt” của Cty TNHH sản xuất Thương Mại Ngọc Việt đã được đánh giá, xếp hạng và công nhận sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Thanh Hóa.

(Sản phẩm nấm ngân nhĩ Ngọc Việt)

(Nấm ngân nhĩ sau khi sấy khô có màu vàng nhạt)

(Xếp hạng 3 sao sản phẩm OCOP năm 2022)

Chủ thể: Công ty TNHH SXTM nấm Ngọc Việt

Đại diện: Trịnh Quang Ngọc – GĐ Công ty

Địa chỉ: thôn Trịnh Lộc, xã Yên Phú, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá

Số điện thoại: 0971 100 216

Website: namngocviet.net

Giá bán: 25.000đồng/túi 100g

Nấm ngân nhĩ khá giàu chất dinh dưỡng, trong 100g nấm có chứa 6,7-10g protid, 0,6-1,28g lipid, 64,9-71,2g glucid, 2,4-2,75g chất xơ, 15,2% nước, nhiều nguyên tố vi lượng như Ca, P, Mg, S, K, Fe, Na và các vitamin như B1, B2… Nấm ngân nhĩ  Ngọc Việt có tác dụng cực kỳ tốt trong việc giảm trừ bệnh ho. Đối với những người có triệu chứng như: Ho khan, ho khản tiếng hay đau họng thì nên dùng loại nấm này. Nấm ngân nhĩ có chứa nhiều các vitamin, khoáng chất, enzim, chất đa lượng,… giúp tăng cường thêm sức đề kháng cho cơ thể, bảo vệ cơ thể khỏi những loại virus gây bệnh cho cơ thể. Bản chất của loại nấm này khá mát nên có tác dụng hỗ trợ cho nhuận tràng, Nấm ngân nhĩ có thể dùng để thanh lọc, giải độc cho cơ thể. Đây là loại nấm rất giàu dinh dưỡng, khi sử dụng thường xuyên và đúng cách có thể giúp cơ thể sảng khoái, thanh mát từ bên trong. Chính vì lý do này mà rất nhiều gia đình người Hoa hay người Việt sử dụng nấm như một món ăn quen thuộc. Nấm ngân nhĩ có thể nấu nước uống, chưng với đường phèn hoặc nấu kèm với các món ăn. Sản phẩm có hạn sử dụng 12 tháng kể từ ngày sản xuất, 2 tháng kể từ ngày mở túi. Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

          Quy trình sản xuất:

Bước 1: Chuẩn bị và xử lý giá thể để trồng nấm ngân nhĩ.

           Làm ẩm mùn cưa hoặc trấu bằng nước sạch, nên dùng tay bóp cho mùn cưa được ẩm và thấm nước. – Cho mùn cưa vào túi nilon dài, cùng với phôi nấm đã tách thành 4-5 phần nhỏ.

Bước 2: Trồng và chăm sóc nấm ngân nhĩ.

Lấp kín phôi nấm trong đống mùn cưa. Khâu miệng túi lại bằng chỉ, nhưng để hở miệng túi bán kính 2 cm, để khi nấm phát triển chúng sẽ mọc ra từ miệng túi. Chờ đợi từ 4-6 tháng là những cây nấm tuyết của chúng ta sẽ đâm ra ngoài. Trong quá trình nấm ngân nhĩ phát triển cần phun nước thường xuyên để tạo độ ẩm (cách 5 đên 10 ngày/lần tuỳ vào điều kiện thời tiết).

Bước 3: Thu hoạch và sơ chế, chế biến sản phẩm.

Nấm ngân nhĩ sau khi được thu hoạch sẽ được đưa vào nhà xưởng để sơ chế diệt khuẩn trước khi đóng túi thành phẩm và đưa ra ngoài thị trường tiêu thụ.

Mạnh Tùng