Hiệu quả sản xuất nông nghiệp tại HTX DVNN Hà Ngọc, Hà Trung

Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hà Ngọc (HTX DVNN Hà Ngọc) là một trong những hợp tác xã nông nghiệp tiêu biểu của huyện Hà Trung. Những năm qua HTX DVNN Hà Ngọcluôn chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, nâng cao chuỗi giá trị liên kết sản xuấtgắn liền với xây dựng NTM thông qua việc phát triển mô hình liên kết tiêu thụ lúa thương phẩm cho các hộ xã viên mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định cho người dân.

HTX DVNN Hà Ngọc được thành lập năm 2012 có chức năng quản lý hoạt động sản xuất nông nghiệp,dịch vụ giải phóng đất đai, thủy lợi nội đồng, dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp,… cho các hộ nông dân trong xã. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp thời điểm đó còn manh mún, nhỏ lẻ, tự phát tại địa phương,chưa có sự quy hoạch vùng liên kết sản xuất theo chuỗi. Nhằm thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo Nghị quyết số 13-NQ/TU của tỉnh Thanh Hóa “Về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến 2030”. Ban quản lý HTX đã chủ động, tích cực tham mưu cho chính quyền xã về việc triển khai thực hiện tích tụ đất đaichuyển dịch cơ cấu cây trồng đưa các giống lúa có năng suất, chất lượng cao, thị trường đầu ra ổn định vào sản xuất nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương. Quy hoạch cánh đồng mẫu lớn hình thành vùng sản xuất lúa gạo tập trung hướng tới nền nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, sản xuất theo chuỗi giá trị liên kết. Hiện nay,Hà Ngọc có 175ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong đó chủ yếu sản xuất lúa thương phẩm với diện tích 135 ha, toàn HTX có 800 hộ xã viên tham gia sản xuất. Các giống lúa thuần năng suất chất lượngđược sử dụng như Thái Xuyên 111, Nếp N97, Xi23, Dự Hương 8, Bắc Thơm 7,…., năng suất bình quân đạt 60- 65 tạ/ha. Lúa sau thu hoạchsẽ được HTX,Công ty và thương lái thu mua, đưa vào chế biến và tiêu thụ trong và ngoài tỉnh.

Những năm gần đây, HTX đã liên kết sản xuất với Công ty TNHH Thương mại Lựu Sướngphát triển 35 hadiện tích lúa theo tiêu chuẩn Vietgap trồng giống lúa Dự Hương 8. Đây là giống lúa thương phẩm cho năng suất chất lượng cao, hạt gạo trắng bóng,đều đẹp, dẻo thơm. HTX đã ký hợp đồng với Công ty bao tiêu toàn bộ lúa sau thu hoạch cho người dân với mức giá 9.000đ/kg lúa tươi, cao hơn so với giá trung bình ngoài thị trường. Ngoài ra HTX còngieo trồng 15 ha diện tích giống lúa Xi23 và bao tiêu cho người dân với giá 11.000đồng/kg lúa khôđể phục vụ nghề làm bánh răng bừa truyền thống lâu đời tại xã trong đó chính HTX là chủ thể quản lý các hộ làm nghề. Năm 2022, bánh răng bừa Quế Hương (Hà Ngọc) được công nhận đạt OCOP3 sao Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Thanh Hóa. Gạo được trồng tại vùng đất Hà Ngọc này mới làm ra được thứ bánh răng bừa dẻo, thơm ngon nức tiếng xa gần. Vì vậy, những năm gần đây thương hiệu bánh răng bừa Quế Hương ngày càng phát triển khẳng định vị trí, được mọi người biết đến và sử dụng nhiều hơn, nâng cao thu nhập các hộ làm nghề trong xã.

Ngoài kiên kết bao tiêu, HTX thực hiện tốt một số dịch vụ: thủy nông, cung ứng vật tư nông nghiệp, dự báo BVTV, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật,… cho các hộ xã viên. Những năm qua, dưới sự quản lý, giám sát và chỉ đạo của HTX về hoạt động sản xuất mùa vụ, cung ứng đầu vào và thực hiện chặt chẽcác chương trình liên kết sản xuấtgóp phần nâng cao ý thức và thực hiện tốt các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ của các hộ thành viên.Việc sản xuất được thực hiện đúng quy trình mà HTX đã ký kết với doanh nghiệp, bảo đảm chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Quá trình liên kết bảo đảm minh bạch, rõ ràng, thông qua hợp đồng giữa hộ nông dân với HTX, giữa HTX với doanh nghiệp. HTX phối hợp với các thôn tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và sử dụng có hiệu quảhệ thống giao thông, kênh mương trên địa bàn,…góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, hướng dẫn vận động bà con nông dân áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học – kỹ thuật mới trong sản xuất thâm canh, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Trong các chuỗi liên kết, lúa được trồng cùng trà, cùng giống, liền vùng, liền thửa nên dễ quản lý, chăm sóc, năng suất, chất lượng đồng đều. Áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong canh tác như máy gặt, máy cấy, máy lồng, sử dụng máy bay không người lái để bón phân, phun thuốc… chủ động trong vụ mùa sản xuất.Vì vậy, năng suất chất lượng sản phẩm được nâng cao, giảm tối đa tổn thất sau thu hoạch, đảm bảo chất lượng sản lượng theo yêu cầu từ phía Công ty liên kết. Việc áp dụng đồng bộ các giải pháp giúp năng suất tăng từ 10 đến 15% so với phương thức sản xuất cũ; giá lúa gạo bán ra cao hơn 1,5 lần, lợi nhuận trung bình đạt từ 35-40 triệu đồng/ha/vụ.Năm 2022, tổng doanh thu từ các hoạt động, dịch vụ của HTX đạt 1,8 tỷ đồng, lợi nhuận đạt gần 1 tỷ đồng.

Ông Hoàng Văn Lược, Giám đốc HTX cho biết: Trong điều kiện sản xuất, kinh doanh dịch vụ theo mô hình mới, cán bộ quản lý và thành viên HTX DVNN xã Hà Ngọc luôn tích cực đổi mới về tư duy sản xuất, tư duy kinh tế, lấy hiệu quả sản xuất, kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm. Mục tiêu của HTX là tiếp tục mở rộng diện tích cấy lúa Vietgap Dự Hương 8 lên 60ha và thử nghiệm liên kết sản xuất giống lúa chất lượng cao ST 24, ST 25với Công ty TNHH Lựu Sướng, tăng diện tích trồng giống lúa Xi23 lên 30ha trong những năm tiếp theo. Thực hiện tốt quy trình chăm sóc diện tích lúa theo tiêu chuẩn VietGAP và phát triển thương hiệu bánh răng bừa Quế Hương, nâng hạng sản phẩm OCOP. Xã Hà Ngọc cũng như HTX DVNN Hà Ngọc tích cực phát triển, giới thiệu sản phẩm gạo và các sản phẩm chế biến từ lúa gạo đến khắp các vùng miền trong cả nước thông qua các hội chợ, kênh bán hàng online để khai thác và phát triển mở rộng thị trường, phấn đấu đưa sản phẩm ngày một vươn xa hơn nữa.

Trong thời gian tới, để hoạt động của HTX hiệu quả hơn nữa cần tăng cường các hoạt động hỗ trợ liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm ngày càng đi vào chiều sâu, có hiệu quả. HTX thực hiện tốt các khâu dịch vụ như cung cấp vật tư nông nghiệp, chuyển giao khoa học – kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm cho nông dân. góp phần nâng cao thu nhập, hiệu quả kinh tế cho người dân trong xã hướng tới xây dựng nông thôn mới

Phương Thúy