Khó khăn trong việc kết Nối cung cầu, liên kết sản xuất tiêu thụ mô hình trồng ớt hữu cơ xuất khẩu sang thị trường Châu Âu tại huyện Yên định và huyện Nông Cống

Liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp là phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp nhằm tạo ra sản lượng cao và giá trị kinh tế cao của nông sản; ngoài ra, phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản cũng là một trong những nội dung quan trọng của phát triển tổ chức sản xuất trong nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

Huyện Yên Định và huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa có lợi thế lớn để sản xuất cây ớt theo hướng sản xuất hàng hoá, đa số người dân đã có kiến thức bản địa về trồng ớt. Tuy nhiên, diện tích của loại ớt này không được trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ, nên việc kết nối thị trường và tiêu thụ sản phẩm đang gặp khó khăn, chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, sau đợt dịch covid 19 vừa qua thì gần như thị trường ớt bên Trung Quốc bị đóng băng, dẫn đến giá thu mua ớt bị giảm, người dân trồng ớt gặp nhiều khó khăn.

Hội nghị kết nối cung cầu liên kết sản xuất tiêu thụ mô hình trồng ớt hữu cơ xuất khẩu sang thị trường Châu Âu tại huyện Yên định 

Với mục tiêu cụ thể hóa nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Yên Định và huyện Nông Cống nói riêng tỉnh Thanh Hóa nói chung. Phát huy lợi thế thiên nhiên, khí hậu, đất đai, xác định tập trung phát triển các cây trồng có thế mạnh, giá trị kinh tế cao ở địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Đồng thời, chuyển đổi những vùng đất thiếu chủ động về nước, vùng đất trống và vùng trồng các loại cây hoa màu hiệu quả kinh tế thấp sang trồng những loại cây có giá trị kinh tế cao. Thay đổi tập quán canh tác của người dân, áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong trồng, chăm sóc và chế biến nông sản tuân thủ theo các tiêu chuẩn của sản xuất hữu cơ.

Với lợi thế thuận lợi về điều kiện lập địa của ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa nói chung, hai huyện Yên Định và huyện Nông Cống nói riêng, định hướng đẩy mạnh phát triển sản xuất các cây trồng trên theo hướng hữu cơ, có giá trị kinh tế cao hơn so với cây trồng cùng loại trồng theo phương pháp thông thường, đồng thời đón đầu xu thế sử dụng nông sản sạch, nông sản hữu cơ của thị trường trong nước cũng như thị trường thế giới.

Tháng 7/2020  Trạm Kết nối Cung cầu và Hội chợ Triển lãm (Thuộc TT. Tư vấn Quy hoạch, Thị trường và Chiến lược PTNN-Viện Nông Nghiệp Thanh Hóa)                    cùng với phòng nông nghiệp 2 huyện Yên Định và huyện Nông Cống kết nối Công ty Cổ phần New Ag Technologies Việt Nam triển khai dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm  ớt chỉ thiên, ớt chuông  theo hướng hữu cơ tại huyện Nông Cống( xã Thăng Bình 4ha) , huyện Yên Định (xã Quý Lộc 10ha) xuất khẩu sang thị trường Châu Âu. Mô hình liên kết bao gồm từ cung ứng giống, vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế gắn với tiêu thụ sản phẩm cây gia vị theo hướng hữu cơ.

Vào đầu vụ tổ chức mỗi xóm một khóa tập huấn canh tác nông sản hữu cơ để liên tục củng cố kỹ thuật canh tác trong nông dân. Các khóa tập huấn được tổ chức theo hướng dắt tay chỉ việc, tập huấn được chia nhỏ thành các buổi thực hành tại đồng ruộng theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng từ chuẩn bị đất, ủ phân, chuẩn bị giống, xuống giống, bón phân, phòng trừ dịch hại, thu hoạch, sơ chế và bảo quản.

Kết quả dự toán bước đầu: Tổng sản lượng ước đạt gần 30-35 tấn, với giá bán 15.000/kg( giá thị trường giảm giá  so với giá hợp đồng với công ty vẫn mua vào 15.000đ/kg, giá thị trường tăng  giá  so với giá hợp đồng công ty mua 50% theo giá hợp đồng và 50% còn lại theo giá thị trường) . Hiệu quả kinh tế thực tế cho cây ớt là 450.000.000 đồng/ha – 525.00.000đ/ha. Tăng thu nhập ổn định cho người nông dân tham gia sản xuất cây gia vị theo hướng hữu cơ từ 35-45% so với sản xuất truyền thống.

Tuy nhiên, khi triển khai mô hình thì vẫn gặp những khó khăn như: Khu vực sản xuất hữu cơ phải tập trung không đan xen với khu vực sản xuất truyền thống, để không bị ảnh hưởng của thuốc bão vệ thực vật, phân bón hóa học… từ khu vực sản xuất truyền thống ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm ớt hữu cơ, ngoài ra chi phí đầu tư sản xuất hữu cơ cao( chi phí xử lý đất, chi phí giống, chế phẩm sinh học, chi phí nhân công…). Dẫn tới khi triển khai thực hiện tại địa phương còn nhiều bất cập, khó thực hiện.

Mô hình liên kết sản xuất hữu cơ không những mang lại hiệu quả kinh tế mà đây còn là dự án nằm trong chiến lược phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ giải quyết các vấn đề xã hội như tăng thu nhập cho người nông dân, hạn chế tối đa tình trạng sử dụng phân bón thuốc trừ sâu hóa học, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường với các mô hình trồng trọt theo hướng hữu cơ, góp phần phát triển bộ mặt của của địa phương, phát triển sản phẩm nông nghiệp bền vững, đón đầu xu hướng sử dụng nông sản hữu cơ của thị trường thế giới.  Vì vây, nguyện vọng của bà con nông dân, cán bộ địa phương là rất mong nhà nước có cơ chế chính sách hỗ trợ cho bà con nông đân tiếp cận nguồn vốn ưu đãi hoặc hỗ trợ một phần chi phí xử lý đất để bà con có thể tham giam mô hình hữu cơ, phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.

Lê Quyền