Phát triển thương hiệu Dưa hấu Mai An Tiêm Nga Sơn

Phát triển thương hiệu Dưa hấu Mai An Tiêm Nga Sơn

          Vùng đất Nga Sơn gắn liền với sự tíchMai An Tiêm – một người con của Vua Hùng có công khai phá, xây dựng vùng đất Nga Sơn với nghề trồng dưa hấu.Điều kiện tự nhiên nơi đây đặc biệt phù hợp chocây dưa hấu phát triển. Chính vì vậy thương hiệu Dưa hấu Nga Sơn đã được gây dựng và phát triển trở thành một trong những nhãn hiệu tập thể và có chỉ dẫn địa lý được bảo hộ trên bản đồ chỉ dẫn địa lý Tại Việt Nam.

(Logo thương hiệu dưa hấu Mai An Tiêm – Đặc sản Nga Sơn )

          Theo truyền thuyết, hòn đảo nơi Mai An Tiêm bị đày đến sau này dần dần được bồi đắp trở thành đất liền, người dân đến sinh sống ngày một đông, dựng thành làng ấp và đặt tên là làng Mai An, còn gọi là Mai Thôn (nay thuộc xã Nga Phú, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa).Tương truyền vì là vùng đất gốc nên là nơi trồng dưa ngon nhất nước, để nhớ ơn Mai An Tiêm, người dân nơi đây đã tôn ông là “Bố Cái Dưa Tây” hay “Ông bà tổ dưa tây”. Chỗ ở của gia đình ông nơi hoang đảo xưa kia, người ta gọi là bãi An Tiêm. Giống dưa quý ấy gọi là dưa đỏ, sau này gọi là dưa hấu. Hình ảnh Mai An Tiêm và sự tích quả dưa hấu là minh chứng cho sức sống mãnh liệt, sự vươn lên trong mọi nghịch cảnh, ý chí kiên cường, tinh thần lao động cần cù của dân tộc ta trong buổi đầu dựng nước.

Nga Sơn là huyện ven biển nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thanh Hóa. Toàn huyện có hơn 9.000 ha đất nông nghiệp.Trong đó, có hơn 590 ha đất cát chuyên màu, phù hợp cho việc thâm canh, mở rộng diện tích trồng dưa  tập trung tại các xã như Nga Trung, Nga Yên, Nga Hưng, Nga Thanh, Nga Phượng… Giai đoạn trướcnăm 2018 diện tích canh tác toàn huyện chỉ khoảng 20ha, người dân hầu như bỏ nghề trồng dưa chỉ còn lại số ít hộ trồng với diện tích nhỏ lẻsản phẩm tiêu thụ chủ yếu tạithị trường trong huyện.Bởi việc trồng dưa nơi đây vẫn theo phương thức truyền thống, phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, nhất là quá trình thụ phấn, dẫn đến năng suất, sản lượng hàng năm thấp, hiệu quả kinh tế không cao. Từ năm 2018 đến nay nhằm khôi phục thương hiệu dưa hấu Mai An Tiêm, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cho các hộ trồng dưa, Phòng Nông Nghiệp và PTNT huyện Nga Sơn đã triển khaimô hình “Ứng dụng đồng bộ tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thâm canh cây dưa hấu đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao tạicác xã Nga Yên, Nga Trung, Nga Hưng. Đồng thời đấu mối tìm kiếm thị trường tiêu thụ, mời gọi các Công ty trong và ngoài tỉnh liên kết thu mua sản phẩm cho người dân.Trong sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, quy trình thực hành nông nghiệp tốt nhưthụ phấn bổ sung cho hoa, sử dụngmàng phủ nông nghiệp và hệ thống tưới nhỏ giọt,sử dụng phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học,…

(Mô hình trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn Vietgap tại Nga Sơn)

          Từ năm 2018 -2023, diện tích dưa hấu toàn huyện tăng lên 200ha tại các xã, thị trấn: Nga An, Nga Thành, Nga Yên, Nga Trung, Nga Phượng và thị trấn Nga Sơn. So với phương thức truyền thống, phương thức canh tác mới này giúp dưa có tỷ lệ nảy mầm cao (>95%), tỷ lệ cây sống đạt 90%, tỷ lệ quả đạt 97%,  năng suất đạt vượt trội từ 24 – 36 tấn/ha, cao hơn so với phương thức cũ từ 6 – 7 tấn/ha.Chất lượng, hình thức quả ngon và đẹp hơn, độ đồng đều cao, ruột đỏ, vị ngọt thanh mát, trung bình mỗi quả nặng từ 3,5 – 4kg/quả, cao hơn so với mô hình cũ từ 0,3-0,8 kg/quả, giá bán từ đó cũng được nâng lên 8.000 – 9.000 đồng/kg. Thu nhập bình quân đạt từ 200 – 300 triệu đồng/ha/vụ, sau khi trừ chi phí lợi nhuận thu được từ 100 – 150 triệu/ha.Sản phẩm đã từng bước thâm nhập vào thị trường các thành phố lớn trong và ngoài tỉnh như Hà Nội, Ninh Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương… thông qua hệ thống đại lý, chợ đầu mối và các cửa hàng thực phẩm sạch.     Định hướngsản xuất của huyện trong những năm tới của đó là tập trung xây dựng vùng thâm canh dưa hấu theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với tiêu thụ sản phẩm, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp theo hướng công nghệ cao chú trọng thực hiện đồng bộ các giải pháp về tiến bộ khoa học – kỹ thuật, cơ cấu mùa vụ, cách thức quản lý, tổ chức sản xuất nhằm giảm chi phí, tăng năng suất, chất lượng,giá trị sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh về giá thành, chất lượng với dưa hấu miền Nam.Để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, quảng bá thương hiệuvà lưu giữ những giá trị lịch sử,văn hóa vùng miềngắn với sự tích “Dưa hấu Mai An Tiêm”thưở Vua Hùng dựng nước,huyện Nga Sơn xác định xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm là việc quan trọng cấp thiết để quảng bá rộng rãi sản phẩm trong cả nước và hướng tới xuất khẩu nước ngoài. Vì vậy huyện đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể Dưa hấu Mai An Tiêmtheo quyết định số 741/QĐ-UBND ngày 24/02/2022, UBND Thanh Hóa đã cho cho phép sử dụng địa danh “Nga Sơn” để đăng ký nhãn hiệu tập thể “Dưa hấu Mai An Tiêm – Đặc sản Nga Sơn”. Hướng dẫn cácxã, HTX xây dựng thương hiệu riêng gắn với truy xuất nguồn gốc thông qua mã số vùng trồng và ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất và tiếp thị sản phẩm.Điển hình như HTX sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn xã Nga Yên đã xây dựng thành công thương hiệu “ Dưa hấu Mai An Tiêm – Dưa hấu xứ Đảo Nga Yên”với quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn Vietgap đãcung cấp hàng trăm tấn dưa hấu an toànra thị trường.Với mục tiêu xuất khẩu nước ngoài,việc đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, dán tem truy xuất nguồn gốc sẽ dễ dàng đáp ứng được yêu cầu truy xuất nguồn gốc từ các nước nhập khẩu, nhưđối với Trung Quốcmột trong những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam.Chú trọng tham gia chương trình OCOP – Mỗi xã một sản phẩmđể tăng cường nhận diện, nâng cấp thương hiệu sản phẩm đặc trưng địa phương. Tích cực tuyên truyền, xúc tiến thương mại và đưa sản phẩm tham gia các hội chợ kết nối cung cầu, kết nối thương mại điện tử ngoài tỉnh.Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham giacác sàn giao dịch thương mại điện tử nông sản như postmart.com.vn, voso.vn, sendo farm, tiki ngon, sanviet.vn,.. tạo thói quen cho nhà cung cấp và người tiêu dùngmua bán qua thương mại điện tử, tiếp cận được lượng khách hàng nhiều hơn, tạo cơ hội ký kết được các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các đơn vị, chuỗi cửa hàng tiêu thụ nông sản, ổn định đượcđầu ra và giá nông sản, tránh phụ thuộc vào thương lái, trung gian. Từng bước hướng tới thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn.Xây dựng các mô hình liên kết, hợp tác sản xuất tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trịsản xuất bền vững. Như tại Thị trấn Nga Sơn, Công ty rau củ quả Hà Nội đã triển khai liên kết sản xuất dưa hấu với diện tích 7ha, Công ty cam kết bao tiêu 100% sản phẩm cho bà con nông dân với giá thu mua thấp nhất sẽ bằng 3 lần giá dưa trên thị trường tại thời điểm thu mua. Với sản phẩm dưa hấu thu mua, Công ty sẽ phân phối tại các siêu thị và các cửa hàng thực phẩm sạch trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Cây dưa hấu đã đang và sẽ trở thành cây trồng chủ lực, đặc sản địa phương của Nga Sơn. Nghề trồng dưa và hình ảnh quả dưa hấu sẽ trở thành biểu tượng đặc trưng của Nga Sơn giúp thu hút du khách, quảng bá hình ảnh của Nga Sơn bên cạnh những sản phẩm truyền thống như cói, mây tre đan,… mang lại giá trị kinh tế cao, ý nghĩa lịch sử, xã hội, lưu giữ nét văn hóa nghề truyền thống của quê hương Nga Sơn.

Phương Thúy